Thất thoát thực phẩm và mối liên hệ với chuỗi cung ứng lạnh

by Pawanexh Kohli

Thực phẩm có một mục đích sử dụng, là để được tiêu thụ... thất thoát thực phẩm hay lãng phí xảy ra khi thực phẩm không được tiêu thụ - hoặc, khi thực phẩm bị phân hủy trước khi tiếp cận thị trường trong chu kỳ sống sót bình thường của chúng.

Thất thoát thực phẩm có thể được giảm thiểu... chỉ bằng việc đảm bảo rằng tất cả sản phẩm thu hoạch đạt đến mục đích sử dụng cuối cùng của chúng. Điều này có nghĩa là cơ chế phân phối thực phẩm cũng phải nhằm mục đích chống lại bản chất dễ hư hỏng của thực phẩm, kéo dài chu kỳ sống và mang sản phẩm lên kệ bán hàng trong khoảng thời gian đó. Chuỗi cung ứng lạnh chính là phương pháp như vậy cho thực phẩm tươi sống.

Chuỗi cung ứng lạnh không bảo quản thực phẩm vô thời hạn... nó áp dụng công nghệ chỉ để kéo dài tuổi thọ của một sản phẩm dễ hư hỏng, trong một khoảng thời gian nhất định, với một thị trường sẵn sàng. Có khoảng thời gian này trong tay là để sử dụng hiệu quả, không phải để lãng phí tại kho lưu trữ, đặc biệt là khi xử lý những sản phẩm tươi sống dễ phân hủy nhanh.

Chuỗi cung ứng lạnh mang lại nhiều thời gian hơn để tiếp cận thị trường... bằng cách tạm thời chống lại sự phân hủy, nó cho phép người chủ sở hữu sản phẩm có thêm thời gian để tiếp cận những người mua hàng ở xa, mở rộng thị trường, nhằm đạt được giá trị kinh tế cao hơn. Điều này lần lượt thúc đẩy thu nhập có lời và là động lực để gia tăng sản xuất.

Việc kéo dài vòng đời bán hàng của sản phẩm ... có thể giảm thiểu thất thoát, nếu được tận  dụng một cách hiệu quả để mang sản phẩm đến gần hơn hoặc lên kệ bán hàng. Người tiêu dùng kết thúc chu kỳ bằng cách mua sản phẩm làm thức ăn. Thực phẩm bị thất thoát trong chuỗi phân phối là những thất thoát có thể tránh được, và nếu bị thất thoát trong tay người tiêu dùng thì được gọi là lãng phí.

Thất thoát thực phẩm: trước khi tiêu thụ, sau khi thu hoạch, trong khi vận chuyển | Lãng phí thực phẩm: sau khi bán lẻ, sau khi tiêu thụ, sau khi mua.

Kho lạnh giúp giảm thiểu thất thoát thực phẩm – Nguyên lý này bị thiếu sót và truyền bá một hiểu biết suy diễn, dẫn đến những mong đợi tự mãn nhưng không vững chắc. Kho lạnh chỉ là một phần nhỏ của chuỗi cung ứng. Tất cả tồn kho đều bị giới hạn về mặt thời gian, thậm chí ngũ cốc sẽ bị mất giá trị dinh dưỡng và cuối cùng bị phân hủy nếu còn lưu lại trong kho –  lưu trữ chỉ là bước đệm phân phối cho nhu cầu theo đợt.

Ma trận thời gian được xác định bởi vòng đời bán hàng của sản phẩm và thời gian cần thiết để tiếp cận thị trường. Logic này không chỉ được áp dụng cho thực phẩm nhưng cho tất cả các loại sản phẩm khác. Sự can thiệp của chuỗi cung ứng được sử dụng một cách tốt nhất để mang sản phẩm lên nhiều kệ bán hàng hơn và tiếp cận với nhiều người mua hơn.

Sự thất thoát thực phẩm về mặt vật lý gây ra hiệu ứng số nhân trong tổng số nguồn tài nguyên lãng phí. Sáu trái táo bị thất thoát tương đương với một tổn thất của hơn 500 lít nước được sử dụng để sản xuất ra chúng. Mười hai trái cà chua tương đương với hơn 200 lít nước. Chưa kể năng lượng, phân bón, xử lý chất thải, v.v. Tất cả ảnh hưởng đến dấu chân sinh thái của chúng ta.

Thất thoát thực phẩm vô tình làm tăng lên lượng khí thải nhà kính, góp phần làm thay đổi khí hậu. Câu trả lời không phải để ngưng sản xuất thực phẩm nhưng mang lại mục đích có lợi nhất cho việc sản xuất.

Thất thoát thực phẩm không chỉ liên quan đến khủng hoảng lương thực nhưng còn liên quan đến Khủng hoảng Sinh thái.

Hiểu được chuỗi cung ứng lạnh là một chiếc cầu nối, không chỉ đơn thuần là một hệ thống kho lưu trữ. Khi được sử dụng như là một ống dẫn vật lý, chuỗi cung ứng luôn thành công bởi vì nó cung ứng nguồn lực để mở rộng giới hạn địa lý của người sản xuất, kết nối với thị trường. Nó là một sự tiếp cận được nới rộng tới những thị trường mà nơi đó sẽ đảm bảo hàng hóa được sử dụng một cách hữu ích, dẫn đến giảm thiểu trong thất thoát thực phẩm và đưa ra một lý do thật sự cho việc gia tăng sản xuất tại nông trại. 

Không được tiếp cận thị trường, tất cả lương thực cuối cùng sẽ bị phân hủy, không được sử dụng; bị thất thoát thậm chí là khi được lưu trữ trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ. Do đó, lưu trữ là một giải pháp zero-sum trừ khi được sử dụng để hỗ trợ việc tiếp cận thị trường, như là một phần trong chuỗi cung ứng.

Zero sum game: ví dụ điển hình là trò chơi đánh bạc, cổ phiếu quyền chọn và nghĩa vụ, tích trữ – bất kì lúc nào khi lợi ích mà người này nhận được là mất mát của người khác.

Chuỗi cung ứng lạnh chỉ là một công cụ hậu cần, một dịch vụ sử dụng thiết bị làm lạnh và các thiết bị khác để có thể mở rộng phạm vi bán hàng của người nông dân, để nới rộng và mang sản phẩm đến nơi mà sản phẩm đó thường không được cung ứng.

Không có chuỗi cung ứng lạnh, tất cả sẽ bị thất thoát ... với sự kết nối của chuỗi cung ứng lạnh, sản phẩm có cơ hội mang lại hiện thực hữu ích.

Việc giữ lạnh đem lại những thách thức nội tại trong việc bảo quản sản phẩm tươi sống, khi mà việc giữ lạnh không được am hiểu có thể khiến cho việc ứng dụng nó trở thành nguyên nhân chính gây nên thất thoát thực phẩm. Chuỗi lạnh không chỉ đơn thuần là làm lạnh, nhưng bao gồm cả việc xử lý chuyên môn sau khi thu hoạch trong chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm tươi sống. Chuỗi cung ứng lạnh cũng giúp tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp.

Những thành công của chuỗi cung ứng lạnh Ấn Độ rất nhiều và vang dội trong việc diệt trừ chứng bại liệt ở bò – từ mức đỉnh điểm 350.000 con bò nhiễm bệnh mỗi năm; trở thành nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới – mặc dù là bò nước nhưng hơn 1.5 triệu tấn đã được xuất đi; được xếp hạng top 10 nhà xuất khẩu nho tươi lớn nhất; trở thành nước sản xuất và tiêu thụ sữa lớn nhất thế giới; là một trong những nhà xuất khẩu gia cầm và trứng lớn nhất, v.v Trong tất cả những trường hợp này, sự kết nối với người tiêu dùng là điều được ưu tiên.

“Giải pháp không nằm ở việc giữ lạnh, mà chính là ở chuỗi cung ứng lạnh kết nối thị trường”

Những thất bại trong chuỗi lạnh xảy ra khi việc ứng dụng còn non trẻ, hiểu sai- chẳng hạn như, trong việc giao thương nội địa của nhiều loại rau quả tươi. Một lĩnh vực cần nhiều kỹ năng đa dạng như chăm sóc đời sống – kiến thức về sinh học, vật lý, logistics và quản lý thời gian, không chỉ đơn thuần một kỹ năng giữ lạnh.

Không được tiếp cận thị trường, thất thoát trong ngành thực phẩm tươi sống sẽ là rất lớn (và cụ thể là mùa vụ). Bởi vì thời gian, phạm vi và liên kết thị trường hạn chế, nên sau một thời gian ngắn, tất cả những sản phẩm không được bán ra sẽ trở thành một tổn thất, thậm chí ngay cả khi được trữ trong một kho lạnh. May mắn là một số ít sản phẩm tươi sống đáng ra sẽ bị thất thoát có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô để chế biến thành thực phẩm.

Chế biến thực phẩm – mặc dù có thể áp dụng công nghệ kiểm soát nhiệt độ, cần phải được phân biệt với chuỗi cung ứng lạnh -  là một quy trình sản xuất cần thiết để chuyển hóa nguyên liệu thô về mặt vật lý/hóa học thành các dạng thực phẩm khác nhau và có thể giúp tránh thất thoát.

Tuy nhiên, điều này bao gồm việc bổ sung thêm nguồn lực trong giai đoạn thứ hai của quá trình sản xuất lương thực, chứ không chỉ là nguồn lực đầu vào trong hệ thống phân phối hay vận chuyển.  Dây chuyền sản xuất đã từng được chào hàng như là một giải pháp vĩ đại có thể bảo quản vào giảm thiểu thất thoát lương thực, nhưng điều này có thể không còn đúng khi nền kinh tế phát triển.

Vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, khi mà người tiêu dùng càng giàu có hơn thì nhu cầu thực phẩm tươi sống là minh chứng cho sự phát triển. Đối với một người có khả năng chi trả, thì thực phẩm tươi sẽ được ưa chuộng hơn là các loại thực phẩm đóng hộp. Táo và cam tươi hảo hạng sẽ đem đến một giá trị cao hơn là nước ép đóng chai làm từ loại quả chất lượng kém hơn.

Một vài sản phẩm nấu sẵn hoặc chế biến sẵn như thực phẩm tiện dụng - đồ ngọt, nước sốt và gia vị là không thể tránh khỏi. Chúng chủ yếu bổ sung cho bữa ăn hoặc giúp xử lý trong những lúc không thuận tiện. Những bữa ăn nấu sẵn trên máy bay hay đồ ăn nhẹ như là những giải pháp khắc phục nhanh rất thông dụng hiện nay, nhưng vẫn không thể thay thế những bữa ăn với thực phẩm tươi. Một điều khó có thể xảy ra đó là chỗ dựa của nền kinh tế nông nghiệp của chúng ta chính là ngành chế biến thực phẩm. Thay vào đó, cần tập trung để kết nối quá trình sơ chế, phi nông nghiệp, đến bếp ăn của người tiêu dùng thành thị của chúng ta một cách hoàn hảo.

Chế biến thường được triển khai khi không còn phương pháp thay thế nào khác để phân phối thực phẩm tươi, thu về giá trị ngay hoặc khi việc đó không dễ thực hiện.

Chế biến thực phẩm được áp dụng tốt nhất khi triết xuất giá trị từ những sản phẩm tươi không ăn được hoặc khi nguyên liệu không bán được bị tiêu hủy được chuyển hóa thành sản phẩm thức ăn, hỗn hợp hoặc thành phần, thường được bảo quản lâu hơn thời hạn tự nhiên. Chế biến phi thực phẩm - ủ phân, làm thuốc nhuộm, thuốc, v.v cũng là một mục đích khác giúp giảm thiểu thất thoát trong nông nghiệp.

Ngày nay, lỗ hổng trong chuỗi cung ứng trong ngành rau quả tươi rất nghiêm trọng, thị trường đã sẵn sàng nhưng hệ thống phân phối thì không. Đối với sữa, thịt, sản phẩm từ sữa, kem, v.v, thị trường và thương mại phát triển song song với chuỗi cung ứng lạnh.

Chuỗi cung ứng lạnh cần phát triển hướng đến mục tiêu cung ứng sản phẩm tươi sống chất lượng, đáp ứng được sản lượng trong một giới hạn thời gian yêu cầu. Sự hiện diện của công nghệ không phải là cái đích cuối cùng... bất kì khoa học áp dụng nào cũng phải nhắm đến một kết quả hữu hiệu cuối cùng.

Nếu quý khách quan tâm tới dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh của ABA Cooltrans, hãy liên hệ:

Phòng Kinh Doanh

Email: sales@aba.com.vn